Mức xử phạt khi không tuân thủ quy định về giãn cách xã hội

 

Giãn cách xã hội là biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, bằng việc giữ khoảng cách trong cộng đồng với cộng đồng, nhằm đối phó với tình huống nguy hiểm như bùng phát dịch bệnh. Ngày 01/02/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra, trong đó xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch: Bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu.

Nguồn ảnh: Infographics.vn

 

Theo Chỉ thị 16 các biện pháp giãn cách xã hội bao gồm:

  • Gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh;
  • Phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn;
  • Đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định;
  • Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy;
  • Cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa;
  • Dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác;
  • Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp;
  • Không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

Với mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương đề nghị người dân nghiêm túc chấp hành các biện pháp phòng, tránh dịch bệnh được quy định tại Chỉ thị số 16 và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, nhiều cá nhân đã không tuân thủ các nội dung này gây ảnh hưởng không nhỏ đến các cá nhân khác cũng như toàn xã hội. Các hành vi vi phạm này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị  117/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/09/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (“Nghị định 117”) , thậm chí có thể bị truy tố hình sư theo các quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể như sau:

 

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  • Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;
  • Không báo cáo với Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật.
  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  • Che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch;
  • Không thực hiện hoặc từ chối thực hiện biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch;
  • Không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của Ban Chỉ đạo chống dịch;
  • Thu tiền khám và điều trị đối với trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
  • Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực vật và vật khác là trung gian truyền bệnh, trừ các trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 và điểm d khoản 5 Điều này.
  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  • Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;
  • Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh;
  • Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.
  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  • Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A;
  • Đưa ra khỏi vùng có dịch thuộc nhóm A những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền bệnh dịch;
  • Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác là trung gian truyền bệnh thuộc nhóm A.
  1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  • Không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch;
  • Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;
  • Đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;
  • Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch.

 

Dưới đây là một số lỗi người dân hay mắc phải bị xử phạt theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP

Người dân vẫn tiếp tục đi tập thể dục khi Nhà nước đã ban hành Chỉ thị 16/CT-TTG (Nguồn ảnh: VTV.vn)

◊ Đối với mức tiền phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng:

  • Ra ngoài khi không thuộc vào trường hợp thật sự cần thiếtnhư mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác;
  • Tập trung quá 02 người trở lên tại nơi công cộng;
  • Không giữ khoảng cách tối thiểu 2mkhi giao tiếp với nhau;
  • Không đeo khẩu trang nơi công cộng;

◊ Đối với mức tiền phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng: Không khai báo y tế theo yêu cầu phòng chống dịch;

  • Hành vi trốn khỏi nơi cách ly, không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly để phòng, chống dịch;
  • Không kịp thời khai báo y tế hoặc khai báo y tế gian dối, che giấu bệnh;

Ngoài ra, người dân còn thường mắc phải các lỗi nghiêm trọng với các mức tiền phạt cao hơn như:

  • Không tạm ngừng kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, hàng ăn uống theo yêu cầu: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
  • Còn nếu không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra, vào vùng dịch: phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. 

 

Ngoài xử phạt hành chính, các hành vi vi phạm về khai báo y tế, cách ly, che giấu bệnh, không tạm dừng kinh doanh… nếu dẫn đến lây lan dịch bệnh hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh sẽ bị xử lý hình sự từ 01 đến 05 năm tù (khoản 1 Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015).

———————————————————

Mọi thông tin chi tiết liên hệ Luật Vương Nguyễn:

?Fanpage: https://www.facebook.com/Luật-Vương-Nguyễn-102696048343656/

? Email: vuongnguyen@vuongnguyen.vn

☎️ Điện thoại: 024 6253 2259 hoặc 0984927499

Chia sẻ bài viết