Bảo vệ bí mật thông tin

Quyền bí mật thông tin của bạn có đang bị xâm phạm?

Trong thời đại cách mạng khoa học công nghiệp 4.0, thông tin đã chính thức trở thành một tài sản vô cùng có giá trị. Cá nhân, doanh nghiệp nắm vững, sở hữu hoặc chỉ cần “biết trước” một thông tin quan trọng có thể là tiền đề để kiếm được rất nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, ranh giới giữa thông tin có thể thu thập, khai thác và thông tin thuộc về quyền bí mật của mỗi cá nhân, doanh nghiệp lại dường như chưa được xã hội hiện đại quan tâm và phân định rạch ròi. Chính vì vậy, việc sử dụng thông tin của người khác không cần xin phép hoặc suy nghĩ về khả năng vi phạm dường như đã trở nên phổ biến.

 

Đáng báo động hơn, thói quen này không chỉ hình thành ở các cá nhân mà ngay cả với các doanh nghiệp, hầu hết cũng không quan tâm đến phạm vi quyền cũng như phạm vi nghĩa vụ của doanh nghiệp khi sử dụng thông tin của các chủ thể khác. Thực tế này không chỉ dẫn tới những hậu quả về văn hoá, truyền thông, tâm lí, cảm xúc, mà quan trọng hơn cả, là khả năng đối mặt với các chế tài, hình phạt của pháp luật. Do đó, yêu cầu hiểu biết về quyền bí mật thông tin là yêu cầu vô cùng cấp thiết cần được đặt ra với toàn xã hội.

 

Hãy cùng TS. Vương Thanh Thúy nhận thức được rõ thực trạng vấn đề cùng những rủi ro mà bạn có nguy cơ phải hứng chịu nếu không quyền bí mật thông tin không được bảo vệ nhé!

 

Cùng Cafe sáng với VTV3TS. Vương Thanh Thúy tìm hiểu về Quyền bí mật thông tin dưới góc độ thực tiễn và pháp luật

(Theo Lương Lê Minh)

 

Như vậy, có thể thấy, một bộ phận trong chính chúng ta vẫn đang chưa nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của thông tin cá nhân cũng như tìm ra những cách thức để bảo vệ quyền bí mật thông tin của chính mình. Pháp luật Việt Nam luôn công nhận và bảo hộ quyền bí mật thông tin của mỗi công dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội phức tạp, mỗi chúng ta cần ý thức rõ ràng và tự bảo vệ quyền lợi cũng như bí mật thông tin của chính mình.

 

Chia sẻ bài viết